BỘ SƯU TẬP PHOTO VIDEO TPHCM 2011- XA LỘ HANOI –TPHCM- 15/6/2011
GỒM VIDEO VÀ HÌNH ẢNH
HÌNH ẢNH
HỘP HÌNH ẢNH
VIDEO
10 VIDEO BO SUUTAP HINH ANH VIDEO TPHCM 2011 NGAY13/6/2011
LỊCH SỬ XA LỘ HANOI
Xa lộ Hà Nội
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xa lộ Hà Nội là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hoà, Đồng Nai được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1961, do Hoa Kì đầu tư. Con đường này dài 31 km, rộng 21 m, bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ (tên cũ trước năm 1975 là cầu Phan Thanh Giản) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà. Xa lộ này được cho là có thể sử dụng làm đường bay quân sự dã chiến, tuy nhiên năm 1971 nó đã được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi xa lộ thành 2 chiều riêng biệt.
Lịch sử
Tổng thống Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành, khai thông xa lộ Biên Hòa năm 1961
Con đường này trước đây được gọi là xa lộ Biên Hoà, khởi công vào tháng Bảy năm 1957 thời Đệ nhất Cộng hòa đến Tháng Tư năm 1961 thì hoàn tất với chiều dài 32 cây số. Kinh phí xây cất do Hoa Kỳ viện trợ. Xa lộ được thiết kế ngăn hai chiều đi về. Mỗi chiều có hai lối đi. Đường Xa lộ gồm hai cây cầu lớn bắc ngang sông Sài Gòn (cầu dài 982 m) và sông Đồng Nai (cầu dài 453 m).[1]
Năm 1984 được đổi thành xa lộ Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội. Một tên khác của con đường này là quốc lộ 52, thường được dùng để chỉ đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến chỗ giao nhau với quốc lộ 1A tại ngã ba Thủ Đức (ngã ba Trạm 2). Hiện nay trên xa lộ Hà Nội có một đoạn quốc lộ 1A đi qua, bắt đầu từ ngã ba Thủ Đức đến ngã ba Hố Nai hay còn gọi là ngã ba Bến Đỗ, ngã ba Chợ Sặt vì chợ Sặt thành phố Biên Hòa nằm gần ngã ba này, ngã ba Công viên 30-4, (giao với quốc lộ 1K, vượt quá ngã tư Tam Hiêp).]Tuyến đường
Xa lộ Hà Nội đi qua các địa bàn gồm các quận 2, 9, Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương, thành phố Biên Hoà thuộc tỉnh Đồng Nai.
Với tình hình kinh tế TP.HCM và các vùng ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng quá tải Xa lộ Hà Nội trong những năm gần đây, do đó Xa lộ Hà Nội sẽ được mở rộng lên đến 140 m, dự án sẽ được bắt đầu triển khai trong năm 2009 cùng với dự án mở rộng Quốc lộ 51, thời gian thi công theo dự kiến ban đầu là 2 năm.
Điểm đến ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
Kiến trúc công quyền, công cộng
Dinh Độc Lập · Trụ sở Ủy ban Nhân dân · Nhà hát lớn · Bưu điện Trung tâm · Chợ Bến Thành · Nhà hát Hòa Bình
Kiến trúc tôn giáo, tâm linh
Nhà thờ Đức Bà · Nhà thờ Huyện Sỹ · Nhà thờ Cha Tam · Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc · Nhà thờ Hạnh Thông Tây · Nhà thờ Chí Hoà · Nhà thờ Ba Chuông · Chùa Vĩnh Nghiêm · Việt Nam Quốc Tự · Chùa Xá Lợi · Chùa Giác Lâm · Chùa Nghệ Sĩ · Lăng Ông · Miếu Nổi · Đình Thông Tây Hội · Đền Hùng
Công viên, khu sinh thái
Thảo Cầm Viên · Suối Tiên · Công viên Gia Định · Đầm Sen · Công viên 23 tháng 9 · Công viên Tao Đàn · Công viên Lê Văn Tám · Địa đạo Củ Chi · Rừng ngập mặn Cần Giờ · Công viên Phú Lâm · Công viên Lê Thị Riêng · Công viên Kỳ Hòa · Bình Quới - Thanh Đa · Công viên Hoàng Văn Thụ · Làng nghề Một thoáng Việt Nam
Bảo tàng
Bảo tàng thành phố · Bảo tàng Lịch sử Việt Nam · Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh · Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ · Bảo tàng Chứng tích chiến tranh · Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
Kiến trúc hiện đại
Saigon Trade Center · Saigon Centre · Diamond Plaza · Tòa nhà Bitexco Financial · Khu đô thị Phú Mỹ Hưng · Khu công nghệ cao ·
Địa danh văn hóa và giao thông
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè · Sông Sài Gòn · Kênh Tàu Hủ · Cảng Sài Gòn · Ga Sài Gòn · Cầu Sài Gòn · Cầu Bình Triệu · Cầu Chữ Y · Cầu Ông Lãnh · Bến Nhà Rồng · Xa lộ Hà Nội · Xa lộ Đại Hàn · Đường hoa Nguyễn Huệ · Hồ Con Rùa · Chợ Lớn - Phố người Hoa · Phố Tây ba lô · Thanh Đa · Thủ Thiêm · Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất · Sân vận động Thống Nhất · Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét