CHỢ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG 2011
GỒM 4 MỤC :
1 - CHỢ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG HÌNH ẢNH VIDEO
2 - CHỢ BÚNG TỈNH BÌNH DƯƠNG HƠN 100 NĂM
3 - LỊCH SỬ VÀ TÊN GỌI THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
4 - TÌM HIỂU THÊM TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI KỲ PHÁP THUỘC
1 - CHỢ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
A - THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
B - VIDEO THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
2 - CHỢ BÚNG HÌNH ẢNH VIDEO XÂY DỰNG CÁCH ĐÂY TRÊN 100 NĂM
A - THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
Thư viện hình ảnh
B - VIDEO CHỢ BÚNG
3 - LỊCH SỬ ĐỊA LÝ VÀ TÊN GỌI THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TNH BÌNH DƯƠNG
Thủ Dầu Một là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương, cách trung tâm Q1 Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 31 km về phía bắc. Trước 1975, thị xã thuộc quận Châu Thành. Tp.HCM
Hiện thị xã Thủ Dầu Một là thị xã có số dân đông thứ Ba Việt Nam, sau thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An cũng thuộc tỉnh Bình Dương.
Dân số 280.680 Người Tháng 10 năm 2010.
Ngày 29/7/2011, tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Bình Dương khóa VIII đã thông qua nghị quyết đề nghị Chính phủ thành lập thành phố Thủ Dầu Một (đô thị loại 3) trực thuộc tỉnh trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số và số đơn vị hành chính hiện trạng của TX.TDM. Theo đó, thành phố Thủ Dầu Một có diện tích 11.881 ha, dân số 289.266 người, các đơn vị hành chính gồm 11 phường (Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa, Hiệp Thành, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Hòa Phú, Định Hòa, Hiệp An) và 3 xã (Tương Bình Hiệp, Chánh Mỹ, Tân An).
Được biết từ năm 2007, Bộ Xây dựng đã công nhận TX.TDM là đô thị loại 3. Theo đó những năm qua, cơ cấu kinh tế của TX.TDM có sự chuyển dịch mang tính chất đô thị. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại 2. Công tác phát triển đô thị được tỉnh tập trung đầu tư tương đối đồng bộ, chất lượng và cảnh quan đô thị được cải thiện rõ nét. Tình hình phát triển thực tế về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị hiện nay ở TX.TDM đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị
Trước hết, xin được điểm lại một số giải thích đáng chú ý hơn cả của các nhà nghiên cứu có uy tín chung quanh sự hình thành cụm từ địa danh TDM. Đồng thời thử nêu lên một cách lý giải, tiếp cận nhìn từ góc độ lịch sử, từ nguyên cũng như về thời điểm xuất hiện của địa danh này.
Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên TDM có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Chẳng hạn, như nhà soạn từ điển Lê Văn Đức, nhà ngữ học Lê Ngọc Trụ, ở phần địa danh (trang 260) trong “Việt Nam từ điển” (Sài gòn TB 1970) cho rằng tên TDM do âm Việt đọc tiếng Cao Miên (sic) “Thun Doán Bôth” (có nghĩa là gò có đỉnh cao nhất) mà ra (lỵ sở TDM ở trên ngọn đồi ven sông Sài gòn)(2).
Nhưng phần đông tác giả khác đều nghĩ TDM là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố: “Thủ” (từ Hán - Việt có nghĩa là “giữ”vì nơi đây có đồn binh để canh giữ, kiểm soát); “Dầu Một” là tên đất, được cấu tạo theo cách: “Tên một loài thảo mộc + từ chỉ số lượng”. Ví dụ như các địa danh “Quéo Ba” (ở Long An), “Xoài Đôi” (ở Phú Nhuận, TP.HCM). Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen gọi là “cây dầu một” nên tên gọi THỦ DẦU MỘT ra đời.
Học giả Vương Hồng Sển trong từ điển “Tiếng nói miền Nam” TP.HCM xb 1997, trang 645) cho rằng người Campuchia gọi tên TDM là “Chhocutal MucyDoem” (Chhocutal: gỗ dầu; Mucy: một; Doem: cây) có nghĩa là “cây dầu một” theo đúng cách hiểu ở trên(3). Người Hoa cũng dùng tên “Thổ Long Mộc” (cây rồng đất: có thể hiểu đây là cây dầu rái hay dầu lông có chứa chất nhựa rất dễ cháy nổ gọi là “mãnh hỏa du”, để chỉ vùng đất TDM. Trong hồi ký viết về vùng đất TDM (xuất bản tại Paris 1863), đại úy L.C Grammont (viên sĩ quan Pháp đánh chiếm và quân quản TDM trong thời gian 1861-1862), cũng hiểu “thủ” là “giữ”; “dầu một” là một loại cây nên đã dùng cụm từ Pháp để chuyển nghĩa tên TDM “garde - un arbre” (garde: giữ un arbre: một cây).
Riêng chữ “thủ” còn có người hiểu theo nghĩa là “đầu”, đứng đầu như trong các từ kép “thủ sở”, “thủ phủ” là nơi đặt trụ sở một đơn vị hành chính. Trong “Kỷ yếu TDM - Bình Dương 300 năm hình thành...” (XB 1998), nhà nghiên cứu địa bạ Nguyễn Đình Đầu giải thích địa danh TDM: “Trong địa phận làng này xưa có thủ sở gần cây dầu lớn nhất...” (trang 49).
Trên đây là một số giải thích về địa danh TDM. Tuy việc làm này cần nên tiếp tục, nhưng đến nay chúng ta cũng có thể đi đến một cách lý giải, tiếp cận có nhiều cơ sở có thể thuyết phục và chấp nhận được (phần lý giải này đã được trình bày trong cuốn sách “Lối xưa đất Thủ” của chúng tôi xuất bản 2009)(4). Chẳng hạn, tên gọi “dầu một” hay là vùng có nhiều cây dầu lông, dầu rái (miệt dầu). Việc dùng tên thảo mộc (cây đặc sản hay đặc biệt) để tạo thành một địa danh vẫn là cách thường thấy tại nước ta, nhất là ở miền Nam. Thí dụ: các địa danh “Trảng Bàng” (khoảng đất rộng có nhiều cây bàng), Gò Vấp (gò có nhiều cây vấp, cây lim). Ngay ở thị xã TDM có tên xóm Gò Cầy (gò có nhiều cây cầy, cây Kơ-nia (?)). Còn tên đất liên quan đến cây dầu rái (dầu lông) thì có nhiều, khá phổ biến như tên huyện Gò Dầu (ở Tây Ninh), xóm Suối Dầu (ở Nha Trang). Riêng ở TDM - Bình Dương trước đây có rất nhiều cây dầu, ngày nay loại cây này vẫn còn khá nhiều trên khu đồi UBND Tỉnh ủy Bình Dương. Chắc rằng tên Dầu Một và cả tên TDM bắt nguồn từ tên loài cây này mà ra. Từ “Thủ” (là do có đồn binh để trấn thủ hay đó là nơi “thủ sở”) ghép với từ “dầu một” thành tên TDM đều có thể hợp lý, vì từ xưa đến nay nơi đây luôn là lỵ sở của vùng đất TDM - BD trước năm 1956 của tỉnh Sông Bé sau ngày giải phóng cũng như tỉnh BD hiện nay.
LỊCH SỬ ĐỊA LÝ VÀ TÊN GỌI TẠI ĐÂY
A1 - LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG
LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG TẠI ĐÂY
A2 - TÌM HIỂU THÊM TỈNH BD THỜI KỲ PHÁP THUÔC
TÌM HIỂU BÌNH DƯƠNG THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI ĐÂY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét